Crossing Borders - Thông tin chi tiết về Chương trình

Chương trình "Crossing Borders" – do qũy Robert Bosch Foundation và Literarisches Colloquium Berlin đồng thực hiện nhằm tài trợ các chuyến đi nghiên cứu tại nước ngoài cho các nhà văn, nhà làm phim và nhiếp ảnh gia. Các ứng viên từ Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, và Ma Cao), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin cấp vốn tài trợ nghiên cứu. Chúng tôi chú tâm hỗ trợ mọi tác giả hoạt động trên các lĩnh vực liên quan tới những dự án xuất bản cụ thể và sẵn sàng tiếp cận văn hóa Đức về nhiều phương diện. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ phát triển các dự án sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn mẫu hiện tại và hướng tới việc giới thiệu tính phong phú và đa diện về văn hóa của nước Đức đến công chúng rộng rãi.

o.T. aus der Arbeit „Überfahrt“ von Michael Disqué und Roman Ehrlich,Copyright @ Michael Disqué

Vốn tài trợ nghiên cứu được cấp cho các tác phẩm văn học hay tiểu luận văn xuôi, thơ, các tuyển tập ảnh có thuyết minh, văn học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, kịch bản phim tài liệu và phim truyện, chương trình phát thanh, cũng như các sản phẩm đa phương tiện khác. Giá trị vốn tài trợ phụ thuộc vào thời gian dự tính cho công việc nghiên cứu của ứng viên, tối đa là 10.000 EUR. Ứng viên có thể dễ dàng lập dự trù chi tiết cho khoản tài trợ thông qua mẫu đơn ứng tuyển trực tuyến kèm theo đây.

Thông tin chi tiết về Chương trình

Vốn tài trợ dự án sẽ được lựa chọn bởi một hội đồng thẩm định độc lập và kết quả sẽ được thông báo vào giữa Tháng Hai.

Người nhận vốn tài trợ cần thể hiện mức độ trách nhiệm cá nhân cao. Chúng tôi không thể hỗ trợ sát sao cho từng ứng viên riêng lẻ, tuy nhiên chúng tôi sẵn lòng tư vấn các vấn đề liên quan đến công việc của ứng viên trong thời gian làm việc tại Đức.

Ngoài quỹ tài trợ nghiên cứu, ứng viên có thể xin tài trợ cho việc giới thiệu tác phẩm tại các sự kiện công cộng. Hồ sơ xin vốn tài trợ cho các công việc này cần được gửi về tổ chức Literarisches Colloquium Berlin.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Thông tin về vốn tài trợ của bên thứ ba và bằng chứng về nguồn tài chính của riêng ứng viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá hồ sơ ứng tuyển. Đối với nguồn tài chính riêng, ứng viên nên nêu rõ các loại chi phí sẽ được chi trả bởi nguồn tài chính riêng, ví dụ như thiết bị kỹ thuật, phòng ốc, vật tư văn phòng.

Vốn tài trợ bên thứ ba là vốn tài trợ của các tổ chức khác, ngoài vốn tài chính riêng của ứng viên cũng như của quỹ Robert Bosch Foundation. Việc huy động các nguồn hỗ trợ tài chính thứ ba luôn luôn được hoan nghênh. Nếu khoản tài trợ bởi bên thứ ba hoặc nguồn tài chính riêng của ứng viên chưa được xác nhận tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên nên nêu rõ các nỗ lực của mình nhằm huy động nguồn vốn đó trong hồ sơ ứng tuyển.

Có thể nộp hồ sơ ứng tuyển cho một hoặc cho tất cả các khoản sau:

  • Một khoản tài trợ cho chi phí đi đến Đức, hành trình tại Đức và chuyến khứ hồi, tối đa 2500 EUR.
  • Một khoản tài trợ cho chi phí nhà ở cũng như ăn uống cho tối đa 31 ngày, được tính như trợ cấp hàng ngày và gộp trả một lần.
  • Một khoản tài trợ nghiên cứu dành cho quá trình chuẩn bị, thực hiện và xử lý kết quả của chuyến đi nghiên cứu, tối đa 1500 EUR mỗi tháng, tổng cộng 3 tháng.

 

Bản đề xuất cần nêu ngắn gọn thông tin về nội dung và các đối tượng nghiên cứu của dự án. Bản đề xuất cần giải thích vì sao dự án này xứng đáng được nhận tài trợ của chương trình Crossing Borders.

Bản đề xuất nên có độ dài cần thiết theo ý của ứng viên, tuy nhiên cũng cần ngắn gọn ở mức có thể. Thông thường, bản đề xuất có thể dài từ ba đến mười trang.

Điều kiện được tài trợ là tác phẩm cuối cùng sẽ được xuất bản và tiêu thụ dưới dạng sách, phim, chương trình phát thanh hoặc các sản phẩm đa phương tiện khác. Ấn phẩm cần tiếp cận càng nhiều đối tượng càng tốt.

Ứng viên đã nhận tài trợ từ chương trình Crossing Borders có thể tiếp tục nộp hồ sơ xin tài trợ lần nữa sau khi công trình nghiên cứu cho dự án được duyệt đã hoàn thành, tức là sau khi hoàn thành báo cáo nghiên cứu và thanh toán cho khoản tài trợ được sử dụng. Tuy nhiên, ứng viên lần đầu nộp hồ sơ sẽ được ưu tiên trong khi xét duyệt.

Sau khi bị từ chối, ứng viên vẫn có thể nộp hồ sơ ứng tuyển lại vào các lần sau.

Về nguyên tắc, nhiều người có thể cùng nộp hồ sơ xin tài trợ cho một dự án chung. Tuy nhiên, cần nêu tên một người (nam/nữ) đứng đầu dự án làm người liên lạc với tổ chức Literarisches Colloquium Berlin và quỹ Robert Bosch Foundation, cũng như làm người chịu trách nhiệm cho dự án. Trong trường hợp này, các ứng viên chỉ cần hoàn thành một đơn ứng tuyển. Lý lịch và thông tin chi tiết của các ứng viên còn lại cần phải đính kèm hồ sơ ứng tuyển. Một người sẽ đại diện để nộp hồ sơ xin tài trợ nghiên cứu.

Không có giới hạn độ tuổi đối với ứng viên.

Đối tượng được tài trợ là các nhà văn, nhà làm phim, hay nhiếp ảnh gia đang sáng tác các tác phẩm văn học và tiểu luận văn xuôi, thơ, các tuyển tập ảnh có thuyết minh, văn học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, kịch bản phim tài liệu hay phim truyện, chương trình phát thanh, và các sản phẩm đa phương tiện khác.

Liên hệ và Tư vấn:

 

Kontakt
Inga Niemann
Literarisches Colloquium Berlin
Am Sandwerder 5
14109 Berlin
Deutschland

Tel.:
+49 30 816996 64

Kontakt
Nadja Prenzel
Literarisches Colloquium Berlin
Am Sandwerder 5
14109 Berlin
Deutschland

Tel.:
+49 30 816996 33